Kết quả tìm kiếm cho "chùa Khmer Nam tông"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 656
Ngày 26/7, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh An Giang phối hợp UBND xã Ô Lâm và ban giám hiệu 3 Trường Tiểu học: “A” An Tức, “B” Ô Lâm và “A” Ô Lâm tổ chức tặng quà học sinh đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn, nhân sự kiện Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh An Giang và Kiên Giang hợp nhất, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Sáng 25/7, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp hè năm 2025.
Chiều 23/7, đồng chí Võ Nguyên Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Các cơ quan Đảng tỉnh An Giang đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Châu Thành, nhằm kiểm tra, nắm tình hình chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030.
Xã Ô Lâm có hơn 65% đồng bào Khmer sinh sống. Quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ đồng bào Khmer nơi đây anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Để tri ân các anh hùng liệt sĩ, tỉnh An Giang và xã Ô Lâm luôn quan tâm, huy động nguồn lực xã hội thực hiện hiệu quả công tác chăm lo cho gia đình chính sách và người có công.
Về vùng Bảy Núi dễ dàng bắt gặp những hàng cây thốt nốt trải dài trên cánh đồng lúa xanh mướt, tạo khung cảnh nên thơ, yên bình nơi vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. Cây thốt nốt còn là nguồn nguyên liệu quý, tạo ra các sản vật mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Tiếng nói, chữ viết không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là nét văn hóa. Với đồng bào Khmer, việc gìn giữ tiếng nói, chữ viết được diễn ra trong chùa thông qua việc dạy chữ Khmer mỗi dịp hè.
Sáng 14/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025-2030”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội thảo.
Sáng 4/7, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng chùa Bồ Đề Hải Đảo, đặc khu Phú Quốc (An Giang). Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh An Giang Danh Lắm và lãnh đạo đặc khu Phú Quốc dự lễ.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.
Đồi Tà Pạ tọa lạc xã Tri Tôn từ lâu là nơi được nhiều người tìm đến khi muốn tạm xa thành phố, tìm lại cảm giác bình yên. Không gian nơi đây có chùa, có hồ nước, có cây thốt nốt, có những người dân chân chất. Mỗi buổi sáng, ánh nắng nhẹ rọi xuống đỉnh đồi, hồ lặng sóng, gió mát, ai ghé qua cũng muốn dừng lại lâu hơn một chút.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.